4 Quy Trình Bảo Hiểm Xe Ô Tô Hiện Nay Mà Bạn Cần Phải Biết

Bồi thường bảo hiểm xe ô tô sau tai nạn luôn là một trong những vấn đề được các chủ xe quan tâm hàng đầu hiện nay. Việc nắm rõ quy trình bảo hiểm xe ô tô sẽ giúp bạn hoàn thiện thủ tục bồi thường một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Tham khảo thêm những thông tin dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích. 

Quy trình bảo hiểm xe ô tô gồm những bước nào?

Việc mua bảo hiểm ô tô vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm của người sở hữu phương tiện giao thông cơ giới này. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy trình bảo hiểm xe ô tô, nhất là với phái nữ hoặc với những người mới mua xe. 

Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình bồi thường bảo hiểm ô tô mà chủ xe cần nắm rõ.

Tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý bồi thường của khách hàng

Khi xảy ra tổn thất, khách hàng có thể liên hệ để yêu cầu xử lý bồi thường theo một trong các cách như sau:

  • Liên hệ với Tổng đài dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 của công ty bảo hiểm. 
  • Liên hệ với cán bộ kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho bạn để được yêu cầu hỗ trợ.
Phía bảo hiểm sẽ tiếp nhận thông tin yêu cầu bồi thường của khách hàng
Phía bảo hiểm sẽ tiếp nhận thông tin yêu cầu bồi thường của khách hàng

Lưu ý: Chủ xe cần phải khai báo với cơ quan chức năng trong các trường hợp như sau:

  • Tổn thất có liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với bên thứ 3. Trừ trường hợp tổn thất dưới 10 triệu và người của công ty bảo hiểm có mặt ở hiện trường để xử lý.
  • Nguyên nhân dẫn đến tổn thất khó xác định hoặc người giám định bồi thường không có đủ căn cứ để xác định nguyên nhân gây tổn thấy có nằm trong điều khoản loại trừ của bảo hiểm hay không.
  • Giá trị tổn thất lớn hơn 10 triệu đồng, trừ những tổn thất có tính đơn lẻ như bị vỡ kính, vỡ đèn hoặc nguyên nhân gây tai nạn dễ xác định.
  • Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cơ bản của xe bao gồm: Bằng lái xe, giấy đăng ký xe, đăng kiểm xe, thẻ căn cước công dân, giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô và các giấy tờ có liên quan khác do phía bảo hiểm yêu cầu.

Tiến hành giám định tổn thất vụ tai nạn

Mọi tổn thất về tài sản bao gồm xe cộ, hàng hóa trên xe, người ngồi trên xe,… sẽ được người của công ty bảo hiểm tiến hành giám định trực tiếp cùng với chủ xe/lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định rõ nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Thông thường chi phí giám định này sẽ do phía bảo hiểm chi trả.

Xem thêm: [Tư Vấn] Giá Bảo Hiểm Xe Ô Tô 5 Chỗ Hiện Nay Là Bao Nhiêu?

Phía bảo hiểm sẽ tiến hành giám định tổn thất vụ tai nạn
Phía bảo hiểm sẽ tiến hành giám định tổn thất vụ tai nạn

Trường hợp công ty bảo hiểm và người đại diện của chiếc xe không thống nhất được về nguyên nhân và mức độ thiệt hại của vụ tai nạn thì sẽ thuê một giám định viên bên ngoài để tiến hành giám định. Trường hợp cả hai bên không thống nhận được việc trưng cầu ý kiến của người giám định viên bên ngoài thì một trong hai bên sẽ phải yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi chủ xe cư trú chỉ định người giám định.

Kết luận của người giám định này sẽ có giá trị bắt buộc đối với hai bên. Nếu kết quả của giám định viên trùng với kết quả giám định của công ty bảo hiểm thì chủ xe sẽ phải thanh toán chi phí giám định.

Lựa chọn phương pháp khắc phục tổn thất

Công ty bảo hiểm có thể thanh toán mọi chi phí sửa chữa, thay mới bộ phận hoặc trả tiền cho chủ xe để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể trả phí.

Công ty bảo hiểm xe thanh toán chi phí sửa chữa hoặc bồi thường bằng tiền mặt cho bạn
Công ty bảo hiểm xe thanh toán chi phí sửa chữa hoặc bồi thường bằng tiền mặt cho bạn

Trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bồi thường thay mới bộ phận hoặc toàn bộ xe thì những bộ phận hư hỏng hoặc chiếc xe cũ sẽ thuộc quyền sở hữu của phía bảo hiểm. Ngoài ra, công bên bảo hiểm cũng có thể thu hồi giá trị còn lại của xác xe theo tỷ lệ giữa số tiền bồi thường của công ty và giá trị bảo hiểm. Trường hợp này thường do bảo hiểm dưới giá trị của xe, bảo hiểm trùng hoặc có sự tham gia bồi thường của bên thứ 3.

Chủ xe có thể lựa chọn phương án khắc phục tùy vào mức độ hư hỏng của xe, bao gồm:

Bồi thường tổn thất bộ phận

  • Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm dưới giá trị thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm, khi đó số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ giữa số tiền tham gia bảo hiểm với giá trị thực tế của chiếc xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
  • Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc cao hơn giá trị thực tế của chiếc xe tại thời điểm chủ xe tham gia bảo hiểm thì bồi thường bằng giá sửa chữa/thay thế nhưng không được vượt quá số tiền bảo hiểm.
  • Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường chi phí sơn lại toàn bộ xe nếu diện tích sơn xe bị hư hỏng > 50% do tai nạn gây ra.

Tìm hiểu thêm: Nên Mua Bảo Hiểm Ô Tô Hãng Nào? Lưu Ý Trước Khi Mua Bảo Hiểm

Bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất bộ phận của xe
Bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất bộ phận của xe

Bồi thường tổn thất toàn bộ

  • Xe bị mất cắp, bị cướp sau 60 ngày không tìm lại được hoặc chi phí sửa chữa thực tế của chiếc xe vượt quá 75% giá trị thực tế của chiếc xe tại thời điểm xảy ra tai nạn thì sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường toàn bộ.
  • Nếu số tiền bảo hiểm bằng hoặc thấp hơn giá trị bảo hiểm thì số tiền bồi thường sẽ bằng số tiền ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì công ty bảo hiểm xe bồi thường bằng giá trị thực tế của chiếc xe.

Hoàn thiện hồ sơ yêu cầu được bồi thường của chủ xe ô tô

Thông báo tai nạn và gửi giấy yêu cầu bồi thường theo đúng mẫu mà công ty bảo hiểm của bạn yêu cầu.

Chủ xe cần phải cung cấp bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của đại diện phía công ty bảo hiểm các giấy tờ sau :

  • Giấy chứng nhận bảo hiểm dành cho xe ô tô.
  • Giấy phép lái xe của người lái xe xảy ra tai nạn.
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe có hiệu lực.
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường có hiệu lực.

Không nên bỏ lỡ: Bảo hiểm bắt buộc ô tô là gì? Những điều tài xế cần lưu ý

Chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ yêu cầu bồi thường
Chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ yêu cầu bồi thường

Chủ xe cung cấp bản sao bản kết luận điều tra tai nạn của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn có dấu xác nhận của cơ quan Công an nơi thụ lý vụ tai nạn, bao gồm:

  • Sơ đồ hiện trường xảy ra vụ tai nạn giao thông.
  • Biên bản giải quyết vụ tai nạn của cảnh sát giao thông.
  • Biên bản hoà giải trong trường hợp có hoà giải.
  • Biên bản khám nghiệm của công an tại hiện trường.
  • Biên bản khám nghiệm các xe có liên quan đến vụ tai nạn.
  • Bản án hoặc quyết định của Toà án trong trường hợp có xảy ra tranh chấp tại Tòa.
  • Các biên bản, tài liệu xác định trách nhiệm của bên thứ ba trong trường hợp xảy ra tổn thất do bên thứ ba gây ra.
  • Biên bản giám định thiệt hại về người và tài sản nếu có.

Ngoài các giấy tờ trên, chủ xe cũng cần hoàn thiện đầy đủ các loại giấy tờ để quá trình bồi thường diễn ra nhanh chóng và thuận lợi:

  • Đối với thiệt hại vật chất: Chủ xe phải cung cấp thêm các chứng từ, hóa đơn có liên quan đến việc sửa chữa, thay thế hoặc mua mới. Nếu xe bị mất cắp phải có biên bản mất cắp xe kèm theo dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với thiệt hại hàng hóa: Chủ xe phải có thêm các chứng từ xác định nguồn gốc, giá trị hàng hóa bao gồm: Hợp đồng vận chuyển, hàng hóa, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa ghi rõ số lượng, khối lượng hàng hóa, biên bản xác định tổn thất giữa chủ xe và chủ hàng hóa. 
  • Đối với thiệt hại về người: Chủ xe phải có thêm các chứng từ xác định tình trạng thương tích của nạn nhân, bao gồm: Giấy xuất viện, bệnh án, giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật, giấy chứng tử trong trường hợp có người tử vong, giấy ủy quyền hợp pháp trong trường hợp có ủy quyền.

Trường hợp không được bảo hiểm xe ô tô bồi thường

Sau khi nắm rõ quy trình bảo hiểm xe ô tô, các chủ xe cũng cần nắm rõ những trường hợp sẽ không được bảo hiểm bồi thường để tránh tranh chấp, kiện tụng sau này:

Xem thêm: Quy Trình Bồi Thường Bảo Hiểm Xe Ô Tô Diễn Ra Như Thế Nào?

Không phải trường hợp xảy ra tai nạn nào cũng được bảo hiểm bồi thường
Không phải trường hợp xảy ra tai nạn nào cũng được bảo hiểm bồi thường
  • Chủ xe, lái xe, người ngồi trong xe có hành động cố ý gây thiệt hại cho bên thứ 3.
  • Lái xe gây tai nạn và cố ý bỏ chạy, không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Lái xe chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
  • Lái xe không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ tại thời điểm xảy ra tai nạn.
  • Lái xe tại thời điểm gây tai nạn trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm.
  • Chiếc xe bị thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp, bao gồm: Giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản từ chiếc xe.
  • Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp, mất cướp trong vụ tai nạn.
  • Thiệt hại đối với tài sản có giá trị đặc biệt, bao gồm: Tiền, vàng, bạc, đá quý, kim cương, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt,…
  • Xe bị thiệt hại do chiến tranh, khủng bố gây ra.

Trên đây là quy trình bảo hiểm xe ô tô cơ bản mà mỗi chủ xe cần nắm rõ. Ở một số công ty bảo hiểm khác nhau có thể có thêm những yêu cầu khác. Khi đó, chủ xe cần hỏi rõ phía bảo hiểm để có thể chuẩn bị giấy tờ một cách đầy đủ. Cuối cùng, để có thể hoàn thành được các thủ tục bồi thường bảo hiểm một cách nhanh chóng và chính xác nhất, bạn cần phối hợp và tuân thủ nghiêm các quy định mà công ty bảo hiểm đưa ra.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *