Kỹ thuật đánh lái xe ô tô chiếm phần lớn thời gian trong quá trình lái xe. Việc thực hiện đúng kỹ thuật đánh lái không chỉ giúp chúng ta kiểm soát tay lái linh hoạt và nắm phần chủ động trong mọi tình huống, mà còn giúp tránh được những chấn thương nếu xảy ra tai nạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về kỹ thuật cầm vô lăng và đánh lái đúng chuẩn, cùng những lưu ý về các thói quen không tốt khi đánh lái.
Cách cầm vô lăng đánh lái đúng chuẩn
Trước khi tìm hiểu các cách đánh lái xe ô tô, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách cầm vô lăng như thế nào cho đúng chuẩn. Các bạn có thể xem vô lăng như mặt của đồng hồ, tư thế cầm vô lăng tối ưu nhất là tay phải giữ ở vị trí số 3, tay trái đặt ở vị trí số 9. Lúc này 2 ngón tay cái sẽ bè ra như hình minh họa. Đây được xem là kỹ thuật lái xe cơ bản mà bất cứ ai cũng được dạy khi bắt đầu học lái xe.
Sở dĩ cách cầm vô lăng này được nhiều chuyên gia khuyến cáo áp dụng vì 2 tay người lái luôn ở vị trí cân bằng với vô lăng. Điều này sẽ giúp việc đánh lái qua trái, qua phải không bị hụt.
Bên cạnh đó, khi phải đi đường dài, ít phải đánh lái chuyển hướng nhiều, người lái có thể cầm vô lăng thay đổi qua lại giữa vị trí số 2-3 và 9-10. Tuy nhiên, cầm vô lăng đúng cách tốt nhất vẫn là ở vị trí số 3 và 9. Vị trí này giúp bạn đánh lái được thuận tiện và linh hoạt hơn.
Khi cầm lái bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cầm vô lăng chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo tính thoải mái: Nếu bạn cầm vô lăng chặt quá sẽ không thoải mái, rất dễ mỏi tay và khiến bạn căng thẳng hơn.
- Cầm vô lăng bằng cả 2 tay: Trừ trường hợp phải dùng cần số khi đường đông phải lên xuống liên tục, hay khi đường dài thì có thể nghỉ thư giãn một tay nếu cảm thấy đủ an toàn. Còn không bạn vẫn nên thực hiện bằng 2 tay khi cầm vô lăng.
- Không cầm lái ở tư thế bắt chéo tay: Tư thế này dễ làm cho người lái cảm thấy vướng víu, không an toàn. Tuy nhiên với trường hợp bắt chéo tay khi đánh lái được xem là ngoại lệ.
Các cách đánh lái xe ô tô
Cách đánh lái xe ô tô là một nội dung cơ bản, quan trọng khi bắt đầu học lái xe. Khi mới làm quen, các bạn cũng chưa cần thiết phải quá gò bó vào kỹ thuật đánh lái nhiều. Thay vào đó hãy tập trung vào quan sát và điều khiển xe một cách tổng thể. Sau khi đã quen dần với tay lái, bạn sẽ hiểu được cách phối hợp giữa các thao tác với nhau.
Tuy nhiên để giúp các bạn tham khảo những tài liệu hữu ích, làm quen nhanh chóng và có được các kỹ năng tốt ngay từ giai đoạn đầu. Dưới đây là một số kỹ thuật đánh lái phổ biến để các bạn tham khảo. Cụ thể:
Đánh lái kéo – đẩy
Kỹ thuật đánh lái này thường được dùng phổ biến ở phương Tây, còn ở Việt Nam thì ít người áp dụng hơn. Mặc dù vậy, các bạn vẫn nên tìm hiểu để có thể ứng dụng khi cần thiết cũng như nâng cao kỹ thuật lái xe cho mình.
Từ tư thế cầm vô lăng, ví dụ như ở vị trí 9:15, bạn xoay tay lái theo hướng cần thiết. Trường hợp muốn rẽ tay trái sẽ đánh lái theo chiều ngược kim đồng hồ. Lúc này, tay phải đẩy vị trí 3h hiện tại lên hướng 12h, sau đó tay trái buông lỏng và đón ở vị trí 12h. Tay trái quay tiếp xuống vị trí 6h và tay phải buông lái để đón ở vị trí 6h từ tay trái. Cuối cùng tay phải lại đưa vô lăng lên vị trí 12h, tay trái di chuyển lên đón lái ở đó.
Xem thêm:
Các bạn lặp đi lặp lại các bước trên cho tới khi đánh hết lái hoặc đến khi xe chuyển đến hướng dẫn cần thiết thì chuyển qua thao tác giữ và trả lái. Trường hợp muốn rẽ qua phải, cách làm cũng tương tự nhưng ngược hướng với các bước trên.
Được biết, kỹ thuật đánh lái kéo – đẩy còn khắc phục một số nhược điểm của kỹ thuật đánh lái chéo tay khi di chuyển với tốc độ cao. Kỹ thuật sẽ giúp bác tài đánh lái được mượt hơn, định hướng xe chính xác cũng như ít phải dùng nhiều lực khiến tay mau mỏi khi phải lái xe đường dài.
Đánh lái chéo tay
Đánh lái chéo tay cũng có phần giống như cách kéo – đẩy phía trên nhưng điểm đón bắt không trùng nhau. Lúc này tay người lái sẽ đón vắt quá qua tay trả lái để tạo nên tư thế bắt chéo tay hình chữ X.
Nếu bạn muốn đánh lái sang trái, bạn cần quay tay lái sang phía trái, nghĩa là đánh lái ngược kim đồng hồ. Từ vị trí ban đầu 9:15 chẳng hạn, tay phải từ vị trí 3h lúc này sẽ đẩy vô lăng ngược chiều kim đồng hồ đến khoảng vị trí 10h. Tay phải đón lái và đặt vô lăng vào vị trí khoảng 2h, nhả tay phải chuyển đến vị trí 6h để đón, sau đó tay trái bắt đầu quay vô lăng lên vị trí 6h chuyển cho tay phải.
Chưa hết, tay phải tiếp tục quay tới vị trí 10h và lặp lại chu trình này tới khi muốn dừng hoặc cho tới khi đánh hết lái đợi xe di chuyển tới hướng cần thiết thì trả lái.
Ưu điểm của cách đánh lái xe ô tô này là mỗi lần đón trả 2 tay, góc quay vô lăng lớn hơn. Do đó, tốc độ thực hiện cũng nhanh hơn, phù hợp với trường hợp cần đánh lái gấp với góc quay lớn.
Bên cạnh đó, nhược điểm chính là dễ khiến túi khí bị bung ra, đập thẳng vào mặt người lái. Kỹ thuật đánh lái này hiện đang được các trung tâm ở Việt Nam dạy rất phổ biến, mặc dù có rất nhiều người không thích cách đánh lái này vì trông rất mất thẩm mỹ.
Đánh lái một tay
Đây là cách sử dụng một tay thuận, có thể là tay trái hoặc tay phải để đánh lái. Với người mới học lái thì không nên áp dụng cách này trừ một số trường hợp bắt buộc, ví dụ như khi xoay người qua một bên để đánh lái khi lùi xe. Lúc này sẽ cần buông một tay khỏi vô lăng để việc nhìn diễn ra thuận lợi hơn. Hoặc khi cần thực hiện những thao tác khác như: Ra vào số, gạt nước, bật xi nhan,…
Trả lái
Khi xe đã quay gần tới điểm mong muốn, bạn phải quay vô lăng ngược với hướng đánh lái ban đầu để bánh xe trở về tư thế thẳng. Việc trả lái thực ra là đánh lái theo hướng ngược lại, bạn cần thực hiện thêm các thao tác ngược lại với hướng ban đầu để đưa bánh xe thẳng, thân xe giữ theo hướng vừa đạt được để tiếp tục di chuyển.
Điều này sẽ đơn giản với những chiếc xe đời mới, vì hệ thống trả lái sẽ được thiết lập tự động. Bạn chỉ cần buông lỏng tay, vô lăng sẽ tự trả về vị trí thẳng lái nhưng nếu bạn muốn trả nhanh hơn thì có thể tác động tay đẩy thêm cho nhanh.
Cách đánh lái xe ô tô kiểu xoa tay
Cách đánh lái xe ô tô này thường được các bác tài có kinh nghiệm sử dụng. Tuy vậy, vẫn có không ít người không thích hoặc không tán thành kỹ thuật đánh lái này. Nhưng bên cạnh đó vẫn có rất nhiều thích nó vì thấy nó tiện, có có hút hoa mỹ của “nghề” ôm vô lăng.
Tất nhiên, mọi người không nên quá lạm dụng hoặc áp dụng kỹ thuật khi kỹ năng chưa phù hợp, đặc biệt với những người mới.
Những lưu ý đánh lái vô lăng ô tô
Trong những bài hướng dẫn học lái xe B1, B2, để thực hiện cách đánh lái xe ô tô thuần thục bạn cần thực hành nhiều lần. Bên cạnh đó, khi đánh lái vô lăng xe ô tô bạn cần chú ý những điều cơ bản sau đây:
- Không vê vần vô lăng bằng lòng bàn tay, do lòng bàn tay thường ra mồ hôi nên dễ trơn trượt, điều này cực kỳ nguy hiểm.
- Lưu ý không quay vô lăng bằng cách nắm chấu vô lăng vì phạm vi hoạt động rất hạn chế.
- Người lái có thể xoay vô lăng khi lùi xe bằng 1 tay, nhưng nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên tập thói quen xoay bằng 2 tay để kiểm soát lực vô lăng tốt hơn.
- Nhiều người khi muốn dễ dàng bấm còi và điều khiển vô lăng đã để 2 tay trong lòng vô lăng. Tuy nhiên hành động này khiến 2 bàn tay người lái bị gò bó và dễ gây hạn chế khả năng xử lý trong các tình huống bất ngờ khi đang di chuyển với tốc độ cao.
- Tuyệt đối không thực hiện cầm nắm vô lăng bằng chân.
- Hạn chế đánh lái hết lái hoặc khi cho xe đậu sát vỉa hè thì không nên đánh lái quá mạnh sẽ làm hư hại lốp xe.
Trên đây là những hướng dẫn cách đánh lái xe ô tô cơ bản cho người mới bắt đầu lái xe. Khi đã quen với cách quan sát và các thao tác, người lái sẽ có kinh nghiệm và tự tìm ra được tư thế cầm và sử dụng vô lăng thích hợp nhất. Đồng thời các bạn cũng có thể xử lý các tình huống thông minh và dễ dàng hơn.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!