Cách Đánh Lái Khi Vào Cua An Toàn Dành Cho Tài Xế Mới

Khi đối mặt với các khúc cua, không ít tài xế cảm thấy bối rối và mất tự tin trong quá trình lái xe. Điều này là hoàn toàn hiểu được vì kỹ năng này đòi hỏi sự chắc chắn và kinh nghiệm từ phía người lái. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cách đánh lái khi vào cua một cách an toàn, đơn giản và chi tiết nhất để giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với các tình huống khó khăn trên đường.

Những kỹ năng trước khi đánh lái vào cua

Trước khi bắt đầu thực hiện cách đánh lái khi vào cua, tài xế cần nắm vững các kỹ năng sau để có thể thực hiện một cách an toàn, hiệu quả.

Để vào cua chuẩn, tài xế cần học cách cầm nắm và điều chỉnh vô lăng, tập quan sát và di chuyển với tốc độ chậm
Để vào cua chuẩn, tài xế cần học cách cầm nắm và điều chỉnh vô lăng, tập quan sát và di chuyển với tốc độ chậm

Tập trung quan sát

Việc tập trung quan sát đường đi sẽ giúp tài xế xác định địa hình cần qua, khúc cua có cong không, chiều dài khúc cua, mật độ xe phía trước… Từ đó, sẽ dễ dàng lựa chọn cách đánh lái và quay vô lăng. Ngoài ra, tài xế cũng cần quan sát quang cảnh qua kính chiếu hậu để giữ một khoảng cách an toàn với các xe phía sau.

Kỹ thuật cầm, nắm vô lăng

Tài xế có thể coi vô lăng giống như cái đồng hồ. Khi đó, tay trái nắm vào các vị trí 9-10 giờ. Tay phải nắm các vị trí 2-4 giờ. Khi cầm vô lăng, ngón tay cái đặt dọc thành, 4 ngón còn lại ôm vào vành vô lăng.

 Tay trái nắm vào các vị trí 9-10 giờ. Tay phải nắm các vị trí 2-4 giờ.
Tay trái nắm vào các vị trí 9-10 giờ. Tay phải nắm các vị trí 2-4 giờ.

Trong quá trình điều khiển vô lăng, người lái nên thả lỏng tay và vai một cách tự nhiên để có thể dễ dàng thực hiện thao tác điều khiển mà không gây mỏi. Theo những người có nhiều kinh nghiệm, tư thế ngồi chuẩn đó là giữ khoảng cách từ vai đến vô lăng khoảng 30-40 cm, khuỷu tay cầm vô lăng sẽ tạo thành góc 120 độ. Tất nhiên, các thông số trên có thể thay đổi một chút tùy vào chiều cao của mỗi người.

Ngoài ra, trên vô lăng thường trang bị thêm túi khí. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, túi khí sẽ được kích hoạt nhanh chóng với lực rất lớn. Nếu khi đó tay tài xế đặt ở vị trí quá cao từ 11-1 giờ có thể khiến tay văng vào mặt và gây ra thương tích cho bản thân.

Điều chỉnh giảm tốc độ

Việc giảm tốc độ khi vào cua sẽ giúp tài xế quan sát được đường, tránh các vật cản nếu có và dễ dàng điều khiển xe. Ngược lại, nếu các bác tài vẫn giữ nguyên tốc độ như khi đang đi trên đường thẳng thì có thể bị trượt bánh, lật xe hoặc gây ra những tai nạn đáng tiếc khác. Chính vì vậy, khi chuẩn bị vào khúc cua bạn cần giảm dần tốc độ để khi vào cua  có được vận tốc thích hợp nhất.

Khi chuẩn bị vào khúc cua bạn cần giảm dần tốc độ để khi vào cua bạn sẽ có được vận tốc lý tưởng.
Khi chuẩn bị vào khúc cua bạn cần giảm dần tốc độ để khi vào cua bạn sẽ có được vận tốc lý tưởng.

Cách đánh lái khi vào cua chính xác cho người mới

Để có thể thực hiện tốt cách đánh lái khi vào cua, người tài xế cần luyện tập thường xuyên, áp dụng linh hoạt và khéo léo các phương pháp cầm lái và quay vô lăng.

Cách đánh lái khi vào cua trên đoạn đường thẳng

Có nhiều cách đánh lái khi vào cua trên đoạn đường thẳng. Đó có thể là quay vô lăng bằng một tay hoặc cả hai tay tiếp nhau. Dù có thực hiện theo cách nào, tài xế cũng cần đảm bảo góc quay của vô lăng lớn hơn 180 độ.

Trên thực tế, có rất nhiều người ưa chuộng kỹ thuật bắt vô lăng chéo tay để đánh lái ô tô khi vào cua. Do phương pháp này giúp rút ngắn thời gian, giảm thao tác điều khiển nhưng vô lăng vẫn quay nhanh.

Kỹ thuật quay vô lăng bắt chéo tay phù hợp khi vào cua ở tốc độ thấp. Cách tiến hành như sau:

  • Bước 1: Đặt tay ở vị trí bình thường.
  • Bước 2: Quay vô lăng đến điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
  • Bước 3: Quay vô lăng bằng tay trái cùng lúc bạn bắt đầu bắt chéo tay phải.
  • Bước 4: Quay vô lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay trái.
  • Bước 5: Quay vô lăng bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
  • Bước 6: Tiếp tục quay vô lăng sau khi bắt chéo tay trái rồi nắm vô lăng bằng tay phải.

    Quay vô lăng là một kỹ thuật quan trọng đối với bất kỳ tài xế nào
    Quay vô lăng là một kỹ thuật quan trọng đối với bất kỳ tài xế nào

Thời điểm thực hiện quay vô lăng lần đầu tiên sẽ được thực hiện bằng hai tay tại các vị trí 9-3 giờ hoặc 10-2 giờ. Thao tác được tiếp diễn đến khi tay trái bạn chạm gần đến số 11 và tay phải dừng ở số 5. Tiếp đến, nhanh chóng quay vô lăng đến tại vị trí 12 giờ.

Cách đánh lái khi vào cua ở những đoạn bình thường

Một trong những cách đánh lái khi vào cua trên đoạn đường bình thường mà tài xế cần lưu ý đó là không nên đánh lái nhiều lần. Bởi vì khi đánh lái một lần xe sẽ giữ được độ cân bằng. Còn khi đánh lái nhiều lần sẽ khiến xe bị xoay ngang hoặc thậm chí mất kiểm soát và chạy thẳng ra lề đường.

Thay vào đó, tài xế cần ước lượng độ cong của khúc cua, lấy lái một lần và giữ cố định góc quay của vô lăng khi thoát khỏi góc cua. Nếu góc cua quá dài hoặc lần lấy đà đầu tiên hơi ít, tài xế có thể nhích thêm vòng xoay để đưa xe về đúng quỹ đạo đường đi.

Một lưu ý nữa khi vào cua mà tài xế cần ghi nhớ đó là tốc độ xe ngược với tốc độ đánh lái. Theo nguyên tắc này, nếu tốc độ xe đang nhanh thì cần đánh lái chậm. Ngược lại, nếu tốc độ xe đang chậm thì cần đánh lái dứt khoát và nhanh hơn.

Cách đánh lái vào cua trong trường hợp khẩn cấp

Một số trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm thường gặp khi đi vào các khúc cua là xe chèn vào các vật cản hoặc đường có độ dốc lớn. Điều đó khiến xe bị mất ổn định theo chiều ngang hoặc mất lái. Ngay lúc này, người tài xế có thể thực hiện đánh cua theo phương pháp “mạnh”.

Xem thêm:

Trong trường hợp khẩn cấp tài xế có thể đánh của theo phương pháp “mạnh”.
Trong trường hợp khẩn cấp tài xế có thể đánh của theo phương pháp “mạnh”.

Thao tác quay vô lăng có thể được tiến hành bằng 1 hoặc 2 tay, đồng thời bắt chéo tay từ vị trí chuẩn 10-2 giờ. Ngoài ra, tài xế thực hiện thêm thao tác nối tiếp nhau của 2 tay.

Kỹ thuật quay vô lăng theo phương pháp “mạnh” có ưu điểm là phạm vi hoạt động của tay linh hoạt nên hướng đi chính xác, dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ. Cách tiến hành như sau:

  • Bước 1: Đặt tay ở vị trí thông thường trên vô lăng.
  • Bước 2: Tay phải quay vô lăng phải, tay trái trượt xuống dưới.
  • Bước 3: Nắm vô lăng ở điểm dưới.
  • Bước 4: Tay trái quay vô lăng, tay phải trượt lên trên.

Cách đánh lái khi thoát khỏi khúc cua

Đây là thao tác cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng khi xe di chuyển trong khúc cua. Bước này đòi hỏi tài xế phải tiến hành dứt khoát, cẩn thận để xe không bị giật theo quán tính.

Khi xe thoát khỏi khúc cua tài xế sẽ bắt đầu trả lái từ từ để xe tiếp tục di chuyển thẳng. Lúc này bạn chỉ cần quay vô lăng ngược lại tương ứng với số vòng xoay đã quay trước đó là được.

Những lưu ý khi xe ô tô đi vào khúc cua

Ngoài những kỹ thuật đánh lái khi vào cua nêu trên, tài xế cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra xe

Trước khi ra đường tài xế cần kiểm tra lại xem xe có đủ điều kiện di chuyển hay không. Cần đặc biệt chú ý tới các bộ phận như: Phanh, lốp, xăng, dầu… Nếu thấy bất kỳ hỏng hóc, bất thường nào bạn nên đưa xe đi sửa để đảm bảo an toàn và không làm gián đoạn hành trình.

  • Điều chỉnh ghế ngồi

Khi lái xe ô tô vào khúc cua thì tầm nhìn của người tài xế sẽ bị hạn chế hơn so với bình thường. Do đó, bạn cần điều chỉnh ghế ngồi cao hơn so với khi lái trên những đoạn đường thẳng.

  • Kiểm tra gương thường xuyên

Trước khi vào cua thì gương chiếu hậu là một “trợ thủ” giúp tài xế quan sát được phía sau xe có những gì. Điều đó sẽ giúp tránh được các vật cản và đảm bảo an toàn khi đánh lái vào các khúc cua. Vì thế, khi mới lên xe tài xế đừng quên kiểm tra hệ thống gương chiếu hậu.

  • Luôn ưu tiên cho đầu xe

Điều này có thể hiểu là đầu xe luôn ở hướng rộng hơn so với đuôi xe. Nhờ đó, sẽ giúp người lái mở rộng góc cua hơn do bánh xe phía trước có thể xoay chuyển linh hoạt. Hơn thế nữa, khi vào cua phần đầu xe luôn là phần nguy hiểm nhất nên tài xế cần đặc biệt ưu tiên quan sát phía trước xem có vật cản gì không.

  • Tính toán về không gian

Đối với những đoạn đường cua mà diện tích đường lại bé, lúc này tài xế cần chú ý tính toán không gian, lựa thời điểm và vị trí để khúc cua được mượt nhất. Đặc biệt, với những chiếc xe dài trục, trọng lượng lớn thì việc làm này càng cần phải thực hiện cẩn thận hơn.

  • Không sử dụng điện thoại khi vào cua

Sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ khiến tài xế mất tập trung, không đủ thời gian và khả năng phản xạ khi gặp phải các tình huống bất ngờ.

Giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước

Khoảng cách an toàn giữa 2 xe cùng luồng là 3m. Do đó, các tài xế cũng nên chú ý nguyên tắc này để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

  • Hạn chế phụ thuộc vào công nghệ

Mặc dù ở nhiều dòng xe hiện đại đã được trang bị các tính năng như camera 360 độ, hệ thống cảnh báo điểm mù, hệ thống cảm biến, phanh khẩn cấp… Tuy nhiên, không phải xe nào cũng có đầy đủ các tính năng trên và không phải tính năng của xe nào cũng giống nhau.

Việc lạm dụng công nghệ vào lái xe sẽ khiến bạn bị phụ thuộc, giảm kỹ năng quan sát. Khi đó, nếu đổi xe bạn sẽ thấy lúng túng và khó điều khiển. Chính vì vậy, người tài xế cần sử dụng các công nghệ hỗ trợ này một cách khoa học và có chọn lọc.

  • Chú ý các điểm mù

Điểm mù là những điểm mà người điều khiển phương tiện giao thông không thể quan sát được, kể cả khi nhìn trực tiếp hoặc qua gương chiếu hậu. Do kích thước cồng kềnh và trọng lượng xe khá lớn nên khi lái xe ô tô người tài xế sẽ gặp nhiều điểm mù gây khó khăn trong quá trình lái. Điểm mù nhiều hay ít còn tùy thuộc vào dòng xe và hãng xe. Do đó, tài xế cần nắm rõ điểm mù của xe mình lái để có phương án xử lý chính xác và kịp thời.

Trên đây là những hướng dẫn cách đánh lái khi vào cua an toàn và chi tiết nhất mà bất kỳ tài xế nào cũng cần nắm rõ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bác tài có thêm nhiều kỹ năng để yên tâm hơn mỗi khi di chuyển qua các khúc cua và có được những chuyến hành trình an toàn, lý thú nhất.

Nội dung liên quan:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *