Hướng dẫn đề pa lên dốc chuẩn an toàn cho các bác tài mới

Đề pa lên dốc là một kỹ thuật tương đối khó, đòi hỏi người tài xế phải nắm vững kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào cabin. Tùy thuộc vào địa hình dốc cao hay dốc thoải, mỗi kỹ thuật thực hiện đề pa sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu những hướng dẫn đề pa lên dốc để tránh rủi ro khi lái xe.

Các bước đề pa lên dốc an toàn

Đề pa là tên gọi đã được Việt hóa của từ Depart (khởi hành). Trong các bài thi sát hạch lái xe ô tô thì phần thi đề ba còn được gọi là phần thi dừng xe và khởi hành xe lên dốc. Đây cũng là phần mà các bác tài mới cảm thấy khó khăn nhất trong quá trình thực hành lái xe.

Đề pa xe lên dốc cần thực hiện đúng kỹ thuật
Đề pa xe lên dốc cần thực hiện đúng kỹ thuật

Khi đề pa lên dốc mọi người cần thực hiện theo đúng kỹ thuật và các bước thực hiện để đảm bảo xe không bị trôi dốc giữa chừng. Đặc biệt là với các loại xe số sàn, đề pa lên dốc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn ngay cả với những người có kỹ năng cao.

Hướng dẫn đề pa lên dốc vừa

Khi đi qua những con dốc có độ thoải thấp, lời khuyên cho các tài xế là dùng chân phanh và chân côn để giúp xe tiến về phía trước mà không bị trôi ngược trở lại. Cụ thể, người lái xe đạp vào chân phanh trước sau đó đạp côn, gài số 1 và hạ phanh tay. Tiếp đó, bạn cần thả chậm chân côn để tìm điểm côn, khi xe vừa rung và có sự dịch chuyển về phía trước là côn đã vào đúng điểm.

Đề pa lên dốc vừa nên dùng chân phanh và côn
Đề pa lên dốc vừa nên dùng chân phanh và côn

Điểm côn là điểm mà động cơ chạm với hộp số để tạo ra ma sát giữ cho xe không bị trôi xuống dốc. Người lái cần giữ chân côn ở điểm này sao cho xe không bị chết máy, đồng thời nhả chân phanh để giữ xe, dừng xe bằng chân côn. Để xe có thể di chuyển được, tài xế cần chuyển bàn chân qua bàn ga để tạo lực đẩy cho xe lăn bánh.

Hướng dẫn đề pa lên dốc cao

Đối với trường hợp đề pa xe lên những con dốc cao dựng đứng, tài xế có thể sử dụng phanh tay, chân côn và chân ga hoặc kết hợp cả hai. Khi về côn thường dùng cả mũi chân và gót chân để có thể lên dốc an toàn và dễ dàng hơn. Cụ thể như sau:

Dùng phanh tay

Đây là cách dùng phanh khẩn cấp để lái xe lên dốc khá hiệu quả và được nhiều bác tài áp dụng, đặc biệt là trong các tình huống đề pa ở lưng chừng dốc. Khi xe đến chân dốc, tài xế cần kéo phanh tay để giữ cho xe đứng yên một vị trí, sau đó mới đổi chân từ chân phanh sang chân ga. Khi muốn di chuyển trở lại bình thường, tài xế chỉ cần cắt côn, vào số kết hợp nhả côn từ từ và đạp mớm ga như khi khởi động trên đường bằng.

Dùng chân ga, chân phanh và côn để đề pa lên dốc

Nếu muốn thực hiện đề pa bằng chân ga và phanh chân cùng lúc, tài xế chỉ có thể dừng lại trong khoảng thời gian ngắn và không được đỗ lại quá lâu. Khi đề pa cần nhả nửa côn đến khi thấy xe rung như tiến về phía trước thì nhả chân phanh, chuyển chân sang chân ga, đạp nhẹ. Trong trường hợp nhả phanh mà xe không chạy thì cần nhấp thêm ga để mồi và nhả côn, giữ nguyên đến khi xe leo hết dốc.

Đọc thêm:

Kết hợp sử dụng phanh chân, phanh tay và chân côn
Kết hợp sử dụng phanh chân, phanh tay và chân côn

Dùng mũi và gót chân phải

Cách lái xe đề 3 lên dốc này ít được sử dụng bởi kích thước bàn chân nhiều người không đủ dài để phối hợp nhịp nhàng mũi và gót chân. Dùng chân trái cắt côn đồng thời chân phải đạp phanh và xoay chân phải sang đạp ga bằng gót chân để đủ ga lên dốc. Sau đó, tài xế nhà chân côn và phanh để xe tự leo lên dốc

Hướng dẫn đề pa lên dốc bằng cách về côn đứng dốc

Đề pa lên dốc bằng về côn đứng dốc chỉ được sử dụng cho trường hợp xe dừng trên dốc trong thời gian ngắn. Tài xế kế hợp nhả côn, nếu chưa đủ lực thì thực hiện mớm ga để xe không bị trôi hay tiến về phía trước.

Kỹ thuật lên dốc khi tắc đường

Lên dốc mà gặp cảnh tắc đường chắc chắn là một trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ gì đối với mỗi tài xế. Khi gặp phải tình huống này, nếu dùng theo cách thông thường đó là kết hợp các thao tác “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga” liên tục thì nhất định sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ.

Do đó, khi đề pa lên dốc trong cảnh tắc đường, bạn cần phải luyện tập thật nhuần nhuyễn các thao tác “côn – ga” (nghĩa là âm côn và mớm ga vừa phải) để có thể giữ cho xe đứng yên ở lưng chừng dốc mà không bị trôi xuống.  Nếu xe có hiện tượng lùi, tài xế có thể nhấn thêm chút ga, nếu xe hơi nhích bạn có thể giảm ga.

Hướng dẫn đề pa lên dốc khi tắc đường
Hướng dẫn đề pa lên dốc khi tắc đường

Một số lưu ý an toàn khi Depart lên dốc

Để đề pa lên dốc dễ dàng hơn bắt buộc tài xế phải học cách sử dụng côn và thực hành thành thạo để có thể xử lý các tình huống khi gặp dốc. Sử dụng côn thường xuyên có thể khiến chúng nhanh bị mòn và cần phải thay mới, vì vậy mọi người nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra khi đề pa lên dốc tài xế cần lưu ý:

  • Khi mới tập đề pa leo dốc mọi người nên dùng gạch để chèn bánh xe lại, tránh xe trôi về sau mà bạn chưa biết cách xử lý tình huống kịp thời.
  • Dốc cao sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi thực hiện đề pa bằng côn, khi chưa quen điều khiển côn mọi người không nên thực hành ở dốc cao.
  • Nên ra vào số với tốc độ thích hợp để kéo dài tuổi thọ cho máy xe, giúp xe vượt dốc nhanh hơn.
  • Nếu không quen leo dốc bạn nên cố gắng tập luyện nhiều lần cách sử dụng con và xử lý các đoạn dốc từ thoải đến cao.
  • Khi cho xe leo dốc, bạn nên sử dụng côn một cách hợp lý. Đừng sợ hộp số và con/ly hợp sẽ bị hỏng nếu bạn sử dụng chúng để leo dốc. Bởi các tài xế dày dặn kinh nghiệm thường sử dụng bộ côn trong những tình huống leo dốc cần thiết. Điều này sẽ giúp xe không bị lật, chết máy hoặc xốc, đem lại an toàn hơn cho bạn và cả những chiếc xe phía sau.

Trên đây là hướng dẫn đề pa lên dốc chi tiết cho tài xế tham khảo. Mọi người nên nắm bắt được các thông tin cần thiết, thực hành nhuần nhuyễn trước khi điều khiển xe trên đường dài để đảm bảo an toàn và không gây hư hại cho xe.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *