Lần đầu tiên học lái xe ô tô có thể khiến nhiều người cảm thấy bối rối vì đòi hỏi rất nhiều thao tác và kỹ năng. Tuy nhiên chỉ cần bạn nắm được những kiến thức cơ bản thì việc làm chủ chiếc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là những hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản, chi tiết nhất cho những người mới bắt đầu. Bạn đọc quan tâm hãy cùng tìm hiểu kỹ nội dung sau.
Các bộ phận của ô tô cần biết trước khi lái xe
Khi đọc những hướng dẫn lái xe, tài xế bắt buộc phải nắm chắc được thông tin về các bộ phận của xe ô tô. Điều này là rất quan trọng để có thể tiến hành lái xe thành thục và an toàn.
Dưới đây là một số bộ phận quan trọng bạn cần làm quen trước khi tiến hành khởi động xe:
Dây an toàn: Việc đầu tiên khi bạn ngồi vào xe đó là phải thắt dây an toàn. Điều này có thể bạn đã được quan sát thông qua các bộ phim từng xem. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản khi lái xe. Dây an toàn sẽ giúp bạn cứu nguy trong những tình huống bất ngờ.
Ghế lái: Bạn hãy điều chỉnh ghế lái vừa với tầm điều khiển vô lăng sao cho tư thế cầm thoải mái nhất. Khi chỗ ngồi thoải mái thì việc điều khiển xe ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Gương: Gương xe là một bộ phận rất quan trọng. Khi mới học lái xe ô tô bạn nên tập cách điều chỉnh gương sao cho có góc nhìn rộng nhất. Điều này sẽ giúp bạn có thể quan sát được cả phía trước và phía sau được rõ ràng hơn.
Vô lăng: Trong hướng dẫn lái xe ô tô an toàn, bộ phận mà bạn sẽ phải thao tác với nó nhiều nhất đó chính là vô lăng. Công cụ này sẽ giúp chúng ta điều chỉnh được hướng chuyển động của ô tô. Vô lăng thường nằm ở vị trí bên trái, ở một số quốc gia khác, vô lăng có thể nằm ở bên phải chiếc xe.
Công tắc còi điện: Bộ phận này có tác dụng phát ra âm thanh để báo cho người và các phương tiện khác biết để nhường đường.
Công tắc đèn: Bạn nên bật các loại đèn trên xe để kiểm tra, các công tắc này được bố trí bên trái trên trục tay lái, lần lượt là các loại đèn như: Đèn cốt, đèn pha, đèn xin đường,…
Khóa điện: Các kí hiệu khóa điện trên xe được hiểu đơn giản là:
- Lock: vị trí cắt điện.
- ACC: cấp điện hạn chế.
- ON: cấp điện hoàn toàn.
- Start: khởi động 1.
Bàn đạp ly hợp – côn: Bàn đạp nằm ở bên trái trục vô lăng. Việc đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực, thường được sử dụng trong các trường hợp khởi động, chuyển số, phanh dừng xe.
Bàn đạp phanh chân: Nằm ở bên phải trục vô lăng, giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga, giúp làm giảm tốc độ và dừng chuyển động của xe ô tô.
Bàn đạp ga: Nằm ở bên phải của trục vô lăng, cạnh bàn đạp phanh chân, giúp điều khiển lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ.
Cần điều khiển phanh tay: Bộ phận này có tác dụng giúp giữ cho xe không bị trôi về phía sau khi đang di chuyển trên đường có độ dốc nhất định, giúp hỗ trợ phanh chân trong một số trường hợp nhất định.
Công tắc gạt nước trên kính: Có 4 nấc bao gồm:
- Nấc 0 – ngừng gạt.
- Nấc 1 – gạt từng lần.
- Nấc 2 – gạt chậm.
- Nấc 3 – gạt nhanh.
Đây là những bộ phận chính của khoang lái ô tô mà bạn cần nắm rõ trước khi bắt đầu thực hành lái xe. Điều này sẽ giúp bạn không bị rối khi gặp những tình huống phát sinh. Lý thuyết kết hợp với thực hành sẽ giúp bạn nhanh chóng điều khiển được chiếc xe ô tô thành thạo.
Tư thế ngồi và cách kiểm tra xe trước khi lái
Đối với người mới tập lái lần đầu, tư thế ngồi lái là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn lái xe an toàn về tư thế ngồi và cách kiểm tra xe trước khi khởi động bạn nên nắm rõ:
Cách ngồi đúng tư thế
- Theo hướng dẫn lái xe 4 bánh căn bản, khi ngồi lên xe bạn cần ngồi thẳng, lưng tựa vào ghế một cách thoải mái.
- Kéo ghế sao cho đầu gối hơi chùng, chân có thể giẫm phanh, ga, côn một cách thoải mái nhất.
- Chỉnh chiều cao của ghế sao cho đỉnh đầu cách trần xe khoảng một gang tay. Người thấp nên chỉnh ghế cao hơn để quan sát đường đi được tốt hơn.
- Nắm tay lên vị trí 12h của vô lăng, điều chỉnh ghế sao cho tay vẫn nắm được vô lăng, khủy tay hơi chùng xuống.
- Điều chỉnh tựa đầu sao cho đầu sát lên tựa một khoảng chừng 5-7 cm; điểm ở giữa tựa đầu ngang với tầm mắt.
Cách đặt chân
Người lái luôn phải tỳ gót chân lên sàn xe, đạp ga, phanh, côn bằng bàn chân. Không nhấc chân lên khỏi sàn xe rồi bất ngờ đạp xuống, điều này có thể khiến bạn dễ bị nhầm chân phanh với chân ga. Rất nhiều vụ tai nạn xảy ra đều do người lái đạp nhầm chân phanh và chân ga.
Đối với những hướng dẫn lái xe số tự đông bạn tuyệt đối không dùng một chân phanh, một chân ga riêng biệt. Thay vào đó bạn nên tì chân phải dịch về phía chân phanh, dùng gót chân làm chân trụ như chiếc compa, xoay bên phải là ga, xoay bên trái là phanh. Thói quen này giúp bạn dễ dàng phanh trong các tình huống bất ngờ, thậm chí còn tránh được tình huống đạp nhầm chân ga.
Thắt dây an toàn
Bạn cần thắt dây an toàn mỗi khi bước lên xe, kể cả khi bạn ngồi ghế chính hay ghế phụ. Đây là một kinh nghiệm lái xe quan trọng, liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng của người lái. Ban đầu khi thắt dây an toàn, bạn có thể sẽ thấy hơi vướng víu nhưng sau đó sẽ thấy vững chãi và yên tâm hơn.
Chỉnh gương chiếu hậu
Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở cả bên phải và bên trái, cả trong buồng lái và ngoài buồng lái sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở 4 phía xung quanh. Cũng cần lưu ý, bạn nên chỉnh gương ngay khi vừa bước lên xe, việc vừa lái xe vừa điều chỉnh gương có thể sẽ gây tai nạn không đáng có.
Khởi động máy
Một trong những hướng dẫn lái xe cơ bản khi khởi động máy đối với xe số sàn đó là bạn phải đưa về số 0 có kèm theo phanh tay. Với các xe số tự động, bạn có thể khởi động máy ở vị trí P hoặc N. Khi khởi động vào buổi sáng nhất là vào mùa đông, bạn nên nổ máy khoảng 1 phút trước khi cho xe chạy.
Hướng dẫn lái xe ô tô cụ thể cho người mới học
Dưới đây là một thao tác hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản cho người mới học. Đây đều là những tình huống mà tài xế sẽ thường xuyên gặp phải khi tham gia giao thông mà bạn cần hết sức lưu ý.
Hướng dẫn khởi động, di chuyển xe
Sau khi bạn đã ngồi ngay ngắn trong buồng lái và kiểm tra kỹ lưỡng mọi thứ xung quanh, lúc này phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P. Bạn hãy tiến hành khởi động xe, kiểm tra còi và đèn, sau đó tiến hành đạp chân phanh, chuyển cần số về D, nhả phanh tay và chuyển chân sang chân ga là xe sẽ bắt đầu lăn bánh.
Xem thêm:
Khi cần đỗ xe, bạn hãy đạp chân phanh cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh, kéo phanh tay vừa đủ, không nên kéo mạnh. Sau đó bạn tiến hành đẩy cần số về P là đã hoàn tất việc đỗ xe.
Kỹ năng lùi xe, quay đầu xe
Khi bạn mới học lái xe ô tô thì cách lùi xe, quay đầu xe là một kỹ năng quan trọng và cần thiết, nhưng nó lại khá khó khăn đối với những người mới bắt đầu. Những kỹ năng này có thể phải dùng đến liên tục mỗi khi bạn ngồi lên xe. Việc lấy xe ra, đỗ xe vào hoặc quay đầu xe ở các ngã tư đều cần đến kỹ năng quay đầu. Để không bị luống cuống và gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác, bạn hãy học cách lái xe ô tô một cách nhuần nhuyễn. Sử dụng triệt để gương chiếu hậu để quan sát thật kỹ, nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn với các xe khác.
Cách sử dụng số cơ bản
Đây cũng là một trong số các bước cơ bản trong các hướng dẫn lái xe ô tô mà bạn cần phải nắm vững để vận hành xe đúng cách. Sử dụng không đúng cách sẽ khiến hộp số dễ bị hư hại, dẫn đến gây tai nạn gây tai nạn trong quá trình lái xe. Vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với xe số tay khá quan trọng. Về cơ bản, nếu sử dụng sai cách nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, lâu dài nó còn nhanh làm hư hỏng hộp số và dễ gây tai nạn.
Hướng dẫn lái xe với quy trình sang số cho người tập lái
Trong các hướng dẫn lái xe không thể bỏ qua quy trình sang số cho người tập lái. Việc sử dụng thành thạo các cần số sẽ giúp các tài xế lái xe an toàn hơn. Đồng thời giúp bảo vệ động cơ máy một cách tốt nhất.
Dưới đây là những hướng dẫn lái xe với quy trình sang số mà bạn nên nắm rõ:
Từ số 0 chuyển sang số 1
Khi ở số 0, xe ô tô sẽ không chuyển động. Số 1 có lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ lại chậm nhất, được dùng khi bắt đầu chạy hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số 0 sang số 1, bạn hãy kéo nhẹ cần số về phía của số 1 rồi đẩy vào số 1.
Từ số 1 chuyển sang số 2
Số 2 có lực kéo nhỏ hơn số 1 nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số 1 sang số 2, bạn kéo nhẹ cần về số 0 sau đó đẩy vào số 2.
Từ số 2 chuyển sang số 3
Số 3 có lực kéo nhỏ hơn số 2 nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số 2 sang số 3 bạn đẩy cần số về số 0 sau đó đẩy vào số 3.
Từ số 3 chuyển sang số 4
Số 4 có lực kéo nhỏ hơn số 3, nhưng lại có tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số 3 sang số 4 người lái xe đẩy cần số về số 0, sau đó đẩy vào số 4.
Từ số 4 chuyển sang số 5
Số 5 có lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn số 4. Để chuyển từ số 4 sang số 5, bạn kéo cần số về số 0, sau đó đẩy nhẹ sang cửa số 5.
Vào số lùi
Trước khi vào số lùi R bạn cần thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm. Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần liên tiếp, đạp lần đầu để đưa cần số về số 0, đạp lần 2 để đưa cần số từ số 0 vào cửa số cần sử dụng.
Ra vào số đúng tốc độ
Có một thực tế khá phổ biến hiện nay đó là hầu hết các tài xế thường sang số khi máy chưa đủ vòng tua, khiến xe bị ì, không thoát máy. Nếu bạn chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao sẽ khiến cho xe bị ì, thậm chí là đạp ga xe không tăng tốc được.
Thông thường các hãng xe đều có ngưỡng sang số hợp lý không giống nhau, nhưng trung bình đều sẽ rơi vào khoảng 2.500 vòng/phút khi từ số 1 vào số 2. Nếu vào số hợp lý xe sẽ khỏe, bền, đi nhanh và êm hơn, giúp chủ xe có thể dễ dàng xử lý nhanh các chướng ngại vật trên đường.
Tập lái xe ô tô trong điều kiện đường phố bị ùn tắc
Lái xe vào giờ cao điểm tại các tuyến đường đông đúc là trải nghiệm khó chịu nhất đối với các tài xế, đặc biệt là những người mới được hướng dẫn lái xe lần đầu. Vì vậy, để tránh những sự cố va chạm làm trầy xước xe, bạn hãy cố gắng giữ khoảng cách an toàn với cả xe phía trước và phía sau để có đủ thời gian phản ứng khi các tình huống bất ngờ xảy ra. Bạn cũng cần hiểu rõ về chiếc xe mà mình đang sử dụng để nắm vững được các tiện ích, tính năng, công nghệ của xe một cách tốt nhất.
Hướng dẫn sử dụng côn xe
Khi thực hành sử dụng côn xe, bạn nên chọn nơi đường bằng, vắng người qua lại và trong xe phải có người hướng dẫn lái xe ngồi cùng để đảm bảo an toàn.
Khi bắt đầu tập chân côn, bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Bạn đạp hết côn rồi vào số 1.
- Bước 2: Nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, đến khi vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút là được.
- Bước 3: Quan sát các phía xung quanh để đảm bảo an toàn.
- Bước 4: Cuối cùng bạn hả nhẹ và từ từ chân côn
Khi côn bắt đầu bám bạn sẽ cảm thấy xe hơi rung nhẹ và bắt đầu từ từ chuyển động. Mỗi xe sẽ có điểm bám côn nhất định, thường vị trí sẽ là khoảng ⅓ hành trình. Sau khi côn đã bám, xe sẽ bắt đầu di chuyển, bạn hãy đè hết côn và đạp nhẹ phanh để dừng xe. Lặp lại quá trình này từ Bước 2 – Bước 4. Bằng cách lặp lại nhiều lần những bước này, bạn sẽ có thể tự mình cảm nhận được rõ hơn vị trí côn bắt đầu bám.
Hướng dẫn lái ô tô khi gặp phải nhiều đèn đỏ
Tại các thành phố lớn, việc dừng đèn đỏ là chuyện như “cơm bữa”. Trên một đoạn đường ngắn có thể bạn sẽ phải dừng đèn đỏ rất nhiều lần. Do vậy những hướng dẫn lái xe khi phải dừng đèn đỏ là điều bạn cần nắm rõ.
Trước tiên, bạn cần đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh. Trong trường hợp thời gian dừng ít hơn 10 giây bạn cứ giữ chân phanh như vậy, đến khi đèn xanh thì chuyển sang chân ga để đi.
Trường hợp thời gian chờ đèn đỏ lâu hơn 10 giây thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N, đồng thời tiến hành nhá phanh để xe dừng lại. Khi chạy tiếp bạn chỉ cần đạp phanh đẩy cần số về vị trí D, chuyển chân phanh sang chân ga là xe chạy bình thường.
Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay bạn có thể thực hiện tuần tự các thao tác sau:
- Đạp phanh chân.
- Đẩy cần số về D.
- Nhả phanh tay.
- Chuyển chân phanh sang chân ga là xe có thể chạy.
Hướng dẫn đề-pa khi bị tắc đường ở đoạn dốc
Nếu bạn đang lên dốc mà gặp cảnh tắc đường thì phải làm sao? Thông thường mọi người sẽ áp dụng theo cách mà họ được dạy đó là sử dụng liên tục 3 thao tác “côn + phanh tay + ga” hoặc “côn + phanh chân + ga”. Điều này không sai nhưng nó có thể sẽ khiến tay chân của bạn bị mỏi nhừ, khó điều khiển xe một cách an toàn được.
Để depa lên dốc lúc tắc đường, bạn cần luyện tập thao tác đạp “côn – ga” thật nhuần nhuyễn. Thao tác này sẽ giúp giữ xe đứng tại dốc chỉ bằng côn – ga. Nếu xe có hiện tượng lùi bạn chỉ cần thêm chút ga, nếu xe hơi nhích lên chạm vào xe phía trước bạn chỉ cần giảm ga là được.
Các lưu ý trong quá trình học lái xe
Bên cạnh những hướng dẫn lái xe phía trên, các tài xế cũng cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
Ghi nhớ thao tác chuyển số
Tương tự như xe máy, để giúp xe không bị ì và di chuyển được thuận lợi hơn, bạn cần lưu ý chuyển số thường xuyên trong quá trình lái xe. Thông thường cần số sẽ có ký hiệu từ 1 đến 5, số Mo và R.
Các ký hiệu số sẽ có công dụng lần lượt như sau:
- Số 1 di chuyển chậm nhất nhưng mạnh nhất.
- Số 5 di chuyển nhanh nhưng lại khá yếu.
- Số R giúp lùi xe.
- Mo là xe ở trạng thái xe vẫn đang hoạt động dù không di chuyển.
Đây là một trong những hướng dẫn lái xe cơ bản quan trọng nhất, khi đã thông thạo vị trí các số trên xe, việc điều khiển được một chiếc ô tô sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Không nên lạm dụng số 0 (N)
Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang xuống dốc hoặc chuẩn bị dừng đèn đỏ không những không giúp tiết kiệm nhiên liệu mà lại còn khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Hơn nữa việc về số 0 khi xuống dốc sẽ khiến cả phanh chân và phanh tay đều không thể phát huy được hết hiệu quả, làm tăng nguy cơ gây tai nạn.
Tóm lại, khi đang lái xe, bạn nên hạn chế về số 0. Nếu gần đến vạch đỗ đèn đỏ, bạn nên chủ động về số thấp để giảm tốc độ mà vẫn có thể duy trì tốc độ để tránh những chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ.
Không nên nổ máy và đi xe vào buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và nhanh hỏng nhất. Sau khoảng thời gian một đêm không vận hành, phần dầu xe thường sẽ lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt cũng chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Việc khởi động xe vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu bơm được lên xi-lanh một cách đầy đủ. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng một phút trước khi vận hành.
Bình tĩnh xử lý và phân biệt chân côn, chân ga, chân phanh
Chân côn tương tự chân vào số ở mỗi xe, chân côn giúp xe đi an toàn hơn. Khi đạp côn bạn cần lưu ý không nên đạp quá mạnh hoặc nhả ra quá nhanh sẽ khiến cho xe bị khựng lại hoặc vọt đi nhanh quá mức. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ vị trí của từng chân để tránh đạp nhầm, gây nguy hiểm cho mình và những người tham gia giao thông khác.
Giữ khoảng cách an toàn với các xe
Khi điều khiển xe trên đường, đặc biệt là các tuyến đường trong thành phố và đường cao tốc nhiều làn. Nhiều người mới được hướng dẫn lái xe hơi thường có thói quen bám sát phương tiện phía trước. Tuy nhiên thói quen này đôi khi sẽ khiến bạn bị động, phản ứng với các sự cố phía trước chậm hơn, dễ gây ra các sự cố tai nạn liên hoàn.
Lưu ý khi muốn vượt xe trên đường
Khi bạn đang đi sau một chiếc xe khác nhưng muốn vượt xe để đi trước, vậy phải làm thế nào? Tình huống này trong giao thông khá nguy hiểm, tuy nhiên trong một vài trường hợp các bác tài vẫn cần thiết phải vượt.
Khi muốn vượt xe an toàn, bạn hãy trở về số thấp hơn một chút. Sau đó đệm chân phanh để tránh ly hợp và làm hỏng động cơ. Trước khi vượt hãy bấm còi và xi nhan, đồng thời quan sát phía sau và đằng trước thật kỹ để đảm bảo an toàn cho cả những xe xung quanh.
Sử dụng phanh tay thật thật linh hoạt
Nhiều người mới tập lái chưa quen sử dụng phanh tay ô tô. Vì vậy mỗi lần lái xe xuống dốc, người lái sẽ thường có một thao tác phản xạ là xiết phanh tay. Tuy nhiên phanh tay được thiết kế với công dụng giúp giữ cho xe đứng yên khi đang dừng (nhất là những nơi có bề mặt dốc), chứ không phải để dừng đột ngột khi xe đang chạy. Sẽ rất nguy hiểm khi bạn sử dụng phanh tay trong những tình huống không thích hợp.
Cẩn thận khi lái xe lúc trời tối mà không có đèn đường
Việc lái xe vào ban đêm không hề đơn giản với bất kỳ tài xế nào, đặc biệt là với những người mới tập lái. Ban đêm khiến bạn bị giảm tầm nhìn, khó đánh giá khoảng cách và phát hiện các chướng ngại vật ở phía trước. Nhất là khi bạn gặp phải ánh đèn pha của các phương tiện di chuyển ngược chiều gây chói mắt.
Do đó khi bắt buộc phải lái xe vào ban đêm, bạn nên giảm tốc độ để có thể kịp thời phản ứng với các tình huống bất ngờ. Đồng thời, hãy chuyển từ hệ thống đèn pha về đèn cốt để tránh gây cản trở tầm nhìn của các phương tiện di chuyển chiều ngược lại. Ngoài ra, bạn cũng cần lau sạch kính chắn gió phía trước để nhằm đảm bảo tầm nhìn vào ban đêm được tốt hơn.
Trên đây là những hướng dẫn lái xe cơ bản dành cho những người mới tập lái lần đầu. Nếu bạn muốn vượt qua được kỳ thi sát hạch và sử dụng ô tô lâu dài thì cần nắm vững những kiến thức cơ bản này. Kết hợp lý thuyết và thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn có thể đi vạn dặm cùng với chiếc xế yêu của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!