Trong trường hợp gặp sự cố ngoài ý muốn, bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn sẽ phát huy hiệu lực và mang lại những quyền lợi dành riêng cho người tham gia. Tìm hiểu kỹ thông tin về quá trình đền bù tổn thất và những quy định khi tham gia sản phẩm bảo hiểm này chắc chắn sẽ giúp bạn hưởng được lợi ích tối ưu.
Điều cần làm để được chi trả bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn
Để nhận bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn, chủ sở hữu xe phải làm một số công việc nhất định. Cụ thể là thông báo sự cố tai nạn, giám định bồi thường và chuẩn bị hồ sơ bồi thường.
Thông báo về sự cố xe ô tô
Trong quy trình bồi thường bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn, việc làm đầu tiên, bạn cần thông báo sự cố cho công ty bảo hiểm. Thông thường, mỗi đơn vị bảo hiểm đều có số hotline phục vụ khách hàng liên tục 24/7, được in rõ ràng trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Do đó khi bị tai nạn, bạn chỉ cần gọi trực tiếp tới số này để thông báo là được. Chú ý khai báo đầy đủ thông tin, bao gồm cả họ tên, số điện thoại, biển số xe, thời gian cùng địa điểm xảy ra sự cố và cả diễn biến cụ thể.
Xem thêm: Bảo Hiểm Bắt Buộc Ô Tô 5 Chỗ Là Gì? Những Quyền Lợi Của Chủ Xe
Theo quy định bảo hiểm vật chất ô tô, công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường nếu khách hàng không thông báo khi xảy ra tai nạn. Thậm chí họ còn có thể phạt 10 – 50% tổng chi phí sửa chữa xe trong suốt tiến trình thực hiện quyền lợi bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn.
Ngoài ra, nguyên tắc bất di bất dịch để chủ sở hữu xe được hưởng bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn đó là phải giữ nguyên hiện trường. Điều này là yếu tố quan trọng đảm bảo toàn bộ chi tiết trong tai nạn không bị thay đổi và gây khó khăn trong hoạt động điều tra, giám định bồi thường.
Giám định bồi thường bảo hiểm xe ô tô khi gặp sự cố
Giám định bồi thường bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn như thế nào sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể.
- Trường hợp xe ô tô bị tai nạn không xảy ra va chạm với người thứ ba
Việc giám định bồi thường trong trường hợp xe ô tô bị tai nạn không xảy ra va chạm với người thứ ba khi diễn ra cần có sự góp mặt của người đại diện hợp pháp, đại diện ủy quyền giám định của đơn vị bảo hiểm. Căn cứ vào việc ước tính tổn thất mà công ty bảo hiểm sẽ thông báo cơ quan công an để họ quyết định có tham gia xác minh hiện trường không.
Đối với tổn thất vật chất ở mức thấp, cụ thể là từ dưới 5 triệu trở xuống hoặc xuất phát do vật cứng bên ngoài gây hư hại đèn, kính, gương thì chủ sở hữu chỉ cần chờ công ty theo dõi và thông báo kết quả bồi thường. Còn với mức tổn thất từ 5 – 10 triệu đồng thì cần có thêm giám định viên của công ty bảo hiểm giám định hiện trường. Cả hai trường hợp trên đều không cần thiết có xác nhận của cảnh sát/công an/chính quyền địa phương.
Trường hợp, tổn thất vật chất xe ước tính từ trên 10 triệu đồng trở lên, chủ sở hữu xe bắt buộc phải có xác nhận của CSGT/công an/chính quyền. Bên cạnh đó, việc có giám định viên xác minh hiện trường cũng là điều cần thiết.
- Trường hợp xe ô tô bị tai nạn có va chạm với bên thứ ba
Chủ xe tham gia đóng bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn có va chạm với bên thứ ba cần phải có xác nhận của CSGT/công an/chính quyền địa phương. Trong trường hợp tổn thất vật chất dưới 20 triệu đồng, chủ xe cần xuất trình xác nhận của CSGT, công an hoặc chính quyền đồng thời có giám định viên xác minh hiện trường. Với mức tổn thất vật chất trên 20 triệu đồng, việc có mặt giám định viên giám định hiện trường và hồ sơ của CSGT là điều bắt buộc.
Tùy mức độ nặng hay nhẹ của thiệt hại sau tai nạn ô tô mà công ty bảo hiểm quyết định cử giám định viên đến hiện trường hay không. Lúc đó, chủ xe chỉ cần làm theo chỉ dẫn của Công ty bảo hiểm là được.
Chuẩn bị hồ sơ bồi thường
Để hoàn tất các thủ tục bồi thường bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn, chủ sở hữu xe cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau:
- Tờ khai và đơn yêu cầu bồi thường.
- Các loại giấy tờ xe bao gồm: Đăng ký xe hoặc giấy tờ sở hữu xe hợp pháp, bằng lái xe, chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người lái, giấy phép lưu hành hoặc sử dụng xe, chứng nhận bảo hiểm.
- Thông tin xác nhận vụ tai nạn bao gồm biên bản giám định của cơ quan bảo hiểm, các loại biên bản xác minh vụ tai nạn, hiện trường tai nạn, hướng giải quyết, ảnh chụp hiện trường và một số tài liệu liên quan. Trong trường hợp có cơ quan chức năng can thiệp, chủ sở hữu xe cần có thêm biên bản khám nghiệm phương tiện và cả kết quả điều tra ban đầu để hoàn thiện thủ tục nhận đền bù bảo hiểm.
- Các chứng từ liên quan đến tổn thất về tài sản, bao gồm giấy tờ chứng minh tổng chi phí mà chủ xe đã chi trả để giảm tổn thất, hóa đơn chứng từ sau khi sửa chữa hợp lệ.
- Các chứng từ liên quan đến tổn thất về con người, bao gồm giấy chứng thương, giấy ra viện, quyết định phẫu thuật, hồ sơ bệnh án hoặc giấy chứng tử trong trường hợp có người tử vong.
Đừng bỏ lỡ: Bảo Hiểm Vật Chất Xe Ô Tô Pjico: Quyền Lợi, Phạm Vi Và Mức Phí
Ngoài ra tùy từng tình huống cụ thể mà có thể thêm hoặc bớt các loại giấy tờ liên quan. Những thông tin này chắc chắn sẽ được đại diện phía cơ quan bảo hiểm hướng dẫn, tư vấn cụ thể.
Bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn sẽ được đền bù như thế nào?
Sau khi giám định tổn thất xong, công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ quyết định phương án và số tiền bồi thường bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm ô tô khi bị tai nạn sao cho hợp lý. Tùy vào từng trường hợp tổn thất và loại bảo hiểm bạn tham gia mà việc hạch toán tiền bảo hiểm sẽ khác nhau. Thông thường, với các công ty bảo hiểm uy tín thì quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, thuận tiện.
Trường hợp chỉ cần khắc phục sửa chữa xe:
- Nếu như có điều khoản lựa chọn cơ sở sửa chữa trong hợp đồng thì toàn bộ chi phí khắc phục sẽ căn cứ trên bảng giá của hãng. Trường hợp chủ xe không lựa chọn ở các đơn vị sửa xe chính hãng thì phải cùng với bệnh bảo hiểm thống nhất mức giá sửa chữa.
- Nếu hợp đồng bảo hiểm không có điều khoản lựa chọn nơi sửa chữa, công ty bảo hiểm sẽ cần chỉ định chính xác đơn vị thực hiện. Đặc biệt chủ sở hữu xe sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí tăng thêm nếu như không đồng tình với đơn vị sửa chữa mà công ty bảo hiểm đã chọn trước.
Trường hợp phải bồi thường bằng tiền mặt:
- Dễ đánh giá chính xác được thiệt hại khi xe ô tô bị tai nạn và trên thị trường không có phụ kiện để thay thế.
- Người điều khiển giao thông xảy ra tai nạn tại đúng khu vực xưởng sản xuất không đảm bảo chất lượng.
- Tiến độ thay thế linh kiện mới mất thời gian nhiều thời gian chờ đợi.
Trường hợp không được nhận bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn
Trên thực tế, trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu xe không được nhận tiền bồi thường bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn. Cụ thể, đó là họ thực hiện một trong những hành động sau:
- Cố tình gây ra tai nạn.
- Không có đầy đủ các loại giấy phép lái xe theo đúng quy định.
- Sử dụng các chất kích thích, ma túy, rượu bia trong quá trình tham gia giao thông dẫn đến tai nạn.
- Đánh nhau sau khi bị tai nạn.
- Có vấn đề về sức khỏe khiến việc điều khiển ô tô không đảm bảo an toàn.
Bật mí kinh nghiệm nhận bồi thường bảo hiểm ô tô khi bị tai nạn
Để nhận bồi thường bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo lợi ích tối đa cho bản thân, chủ sở hữu xe cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
- Không tự thỏa thuận: Khi vụ va chạm mà không khiến ai bị thương đã có khá nhiều lái xe thường tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên việc làm này sẽ không có căn cứ cụ thể để xác minh về vụ tai nạn, từ đó không được bảo hiểm ô tô chịu trách nhiệm. Do đó tốt nhất, bạn nên chủ động gọi cho cảnh sát giao thông, báo cáo về vụ tai nạn đồng thời yêu cầu biên bản vụ việc để có cơ sở làm thủ tục bồi thường.
Có thể bạn quan tâm: Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Xe Cơ Giới: Những Điều Chủ Xe Cần Biết
- Không bỏ đi hay trốn khỏi hiện trường vụ tai nạn: Trường hợp không dừng xe và đánh giá tình hình khi ô tô bị tai nạn, nguy cơ chủ sở hữu xe gặp phải rắc rối tới pháp luật là rất cao. Đặc biệt, khi có người bị thương hoặc tử vong, khả năng năng cao bạn sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự và tăng tình tiết phạm tội. Ngoài ra, nếu như xét về phương diện đạo đức đạo đức thì việc trốn khỏi hiện trường tai nạn cũng là việc không nên làm.
- Kiểm tra có ai bị thương không: Khi có va chạm ô tô, chủ sở hữu xe nên ở lại hiện trường và lập tức kiểm tra xem có ai bị thương không. Nếu có hãy tiến hành các thao tác sơ cứu cần thiết để giữ được tính mạng cho họ.
- Thông báo tai nạn cho cảnh sát, trung tâm cấp cứu: Sau khi kiểm tra về tình trạng con người, chủ sở hữu xe hãy gọi ngay trung tâm cấp cứu nếu cần. Tiếp theo, cần đánh giá tình trạng tai nạn cả hai phía và liên hệ với cơ quan chức năng.
- Giữ nguyên hiện trường: Trường hợp xe ô tô vẫn có thể điều khiển, bạn có thể lái xe dừng ở lề đường cho tới khi đội cứu hộ hoặc lực lượng chức năng tới. Nếu không, hã giữ nguyên hiện trường và sử dụng các vật dụng như đèn báo hiệu hoặc biển báo tai nạn để ngăn ngừa các tổn thất hay tai nạn khác phát sinh.
Tham gia bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn là lựa chọn đầu tư thông minh, mang lại nhiều lợi ích cho các chủ sở hữu xe trong suốt quá trình di chuyển. Việc nắm được các thông tin về quy trình, mức chi trả bồi thường bảo hiểm trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn có cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả hơn khi gặp sự cố.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!