Trên thực tế, khi tham gia giao thông xe ô tô rất dễ bị trầy xước do va chạm hay sự tác động của các tác nhân ngoài môi trường. Việc nắm những thông tin cơ bản về bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước sẽ giúp chủ sở hữu xe bảo vệ được quyền lợi một cách tối đa, nhanh chóng.
Bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước là gì?
Trên thực tế, bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước chính là một phần của bảo hiểm vật chất xe ô tô. Hiện nay, đa số người sở hữu xe đều đóng loại bảo hiểm này và có áp dụng chính sách bảo hiểm xe ô tô bị trầy xước. Do đó, khi bị va chạm hoặc có tác động từ môi trường khiến xe xuất hiện vết xước nặng, khó phục hồi, bạn nên chủ động liên hệ ngay với cơ quan bảo hiểm để kiểm tra, xác nhận rồi mới đem đi sửa chữa. Đây là bước làm vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ xe.
Bảo hiểm vật chất xe ô tô là một trong những bảo hiểm không bắt buộc khi mua xe. Tuy vậy, tốt nhất bạn nên mua bảo hiểm này vì giúp mình bảo vệ được thân vỏ cùng các thiết bị ở trên xe từ đó giảm gánh nặng tài chính khi va quẹt, trầy xước, mất cắp…
Hiện nay có rất nhiều gói bảo hiểm vật chất ô tô. Trong đo, mỗi loại sẽ có sự khác biệt về giá bán, chính sách, điều kiện cũng như đối tượng được hưởng quyền lợi. Vì vậy, bạn hãy hiểu kỹ lưỡng để chọn loại bảo hiểm vật chất ô tô phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng của bản thân.
Các trường hợp được nhận loại bảo hiểm này
Nhiều người nghĩ rằng nếu tham gia bảo hiểm xe ô tô sẽ được nhận bồi thường trầy xước xe trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, theo quy định của bảo hiểm thì hoàn toàn không phải vậy.
Trường hợp được nhận bồi thường:
- Xe xảy ra va chạm, tai nạn, lật đổ ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu xe dẫn đến trầy xước.
- Xe bị trầy xước do thủy kích hoặc hỏng hóc do điều kiện thời tiết bất thường như mưa bão, lũ lụt, động đất, sụt lở…
- Xe bị trầy xước do vật thể bên ngoài tác động lên xe.
Xem thêm: Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Xe Cơ Giới: Những Điều Chủ Xe Cần Biết
Trường hợp không được nhận bồi thường:
- Xe bị trầy xước do người lái có hành vi cố ý gây tai nạn.
- Xe xảy ra va chạm dẫn đến trầy xước do người lái vi phạm pháp luật: Uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
- Xe không có đăng kiểm hợp pháp chở quá tải hoặc vi phạm giao thông…
- Người lái không có giấy phép lái xe đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Xe bị hỏng hóc, trầy xước do khủng bố hoặc chiến tranh.
- Xe bị hỏng hóc, trầy xước qua thời gian mà không phải do các yếu tố bên ngoài tác động.
- Xe xảy ra va chạm ngoài lãnh thổ Việt Nam (trừ khi có thỏa thuận riêng với công ty bảo hiểm).
Làm sao để nhận bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước?
Làm sao để nhận bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước là vấn đề mà rất nhiều chủ sở hữu xe tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô quan tâm. Sau đây Thế giới Mercedes sẽ thông tin chi tiết về các bước thực hiện để bạn có thể hưởng đủ quyền lợi của mình.
- Bước 1: Khi xe có vết xước điều đầu tiên bạn cần làm là thông báo cho hãng bảo hiểm đã ký hợp đồng.
- Bước 2: Khi nhận được thông tin, hãng bảo hiểm cử nhân viên xuống giám định tình hình trầy xước của xe. Người này cũng sẽ cấp cho bạn một biên bản để ghi liệt kê đầy đủ các thông tin về: Họ tên, số điện thoại chủ xe, biển số xe ô tô, thời gian, địa điểm xảy ra sự cố và cả diễn biến cụ thể. Lúc này bạn chỉ cần kê khai thành thật những gì đã xảy ra và nộp lại cho nhân viên giám định.
- Bước 3: Nhân viên giám định có trách nhiệm báo cáo với công ty bảo hiểm ngay sau khi có được các thông tin cần thiết. Sau khoảng 2 -3 ngày, bên bảo hiểm sẽ thông báo cho bạn đơn vị sửa chữa để khắc phục vết trầy xước. Lúc này, bạn chỉ cần cầm theo giấy giấy bảo hiểm đến địa chỉ đã được cung cấp. Thời gian xử lý vết xước trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế. Việc của bạn lúc này là chờ đợi và nhân viên sửa chữa liên hệ tới nhận lại xe.
Chú ý: Bảo hiểm bạn chỉ cho phép bạn thông báo sự cố và kê khai vết xước trong 5 ngày kể từ khi xuất hiện va chạm, tai nạn. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn không nên bỏ qua lưu ý này.
Trên đây là những thông tin về bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước mà bạn có thể tham khảo. Thế giới Mercedes hy vọng đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho bạn, nhất là những chủ sở hữu xe đang gặp phải sự cố gây xước xe nhưng không biết xử lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Thông tin liên quan
- Bảo Hiểm 2 Chiều Bảo Việt Là Gì? Quyền Lợi Khi Tham Gia Bảo Hiểm
- Bảo Hiểm Bắt Buộc Xe Ô Tô 7 Chỗ: Mức Phí Và Phạm Vi Bồi Thường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!